RỐI LOẠN TIÊU HÓA & CÁCH NHẬN BIẾT

1. Rối loạn tiêu hóa là gì?

Đường tiêu hóa bao gồm nhiều bộ phận, bắt đầu từ miệng và kết thúc tại hậu môn. Những bộ phận này làm việc như một hệ thống trong “nhà máy” cơ thể, giúp con người lấy được năng lượng và chất dinh dưỡng từ thức ăn, đồ uống. Khi một trong số chúng gặp trục trặc, đó được gọi là rối loạn hệ tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa chức năng

Rối loạn tiêu hóa chức năng là thuật ngữ dùng để chỉ những vấn đề của đường tiêu hóa không có nguyên nhân là sự bất thường ở cấu trúc hoặc ở mô tế bào. Chính vì có sự mơ hồ này mà loại rối loạn này khó có thể chẩn đoán thông qua xét nghiệm hóa sinh mà các bác sĩ sẽ nhận dạng nó bằng các nhóm triệu chứng đặc trưng kinh nghiệm thực tế.

Rối loạn tiêu hóa là gì? Triệu chứng và cách chữa trị bệnh

2. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Trên thực tế, tình trạng chức năng tiêu hóa có thể rất dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đén ngũ tạng của cơ thể. Chính vì vậy bệnh nhân cần nắm rõ những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất như sau để phân biệt:
• Đau bụng, đau dạ dày : Bệnh rối loạn tiêu hóa gây đau kéo dài âm ỉ hoặc dữ dội. Đau nhiều ở vùng bụng dưới bên trái và các vùng khác, đôi khi đau lan ra sau lưng.
• Rối loạn đại tiện: Bệnh nhân bị đau bụng thành từng cơn, lúc tiêu chảy, lúc táo bón.
• Đầy hơi, khó tiêu: Bụng căng tức, ợ hơi liên tục... là triệu chứng rối loạn tiêu hóa điển hình.
• Triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác: Miệng đắng, hôi, buồn nôn và nôn, ợ chua…

 Các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

3. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Bệnh rối loạn tiêu hóa liên quan trực tiếp tới vấn đề ăn uống, do vậy để việc điều trị cũng như phòng tránh chứng bệnh này đạt kết quả cao nhất người bệnh cần có sự điều chỉnh chế độ ăn uống như sau:
• Uống đủ nước: Nước giúp vận chuyển chất dinh dưỡng của thức ăn cho cơ thể đồng thời giúp trung hòa các axit bảo vệ dạ dày. Do đó, người bệnh rối loạn tiêu hóa cần uống từ 2 - 2,5 lít nước/ngày.
Thực phẩm giàu vitamin D: Trứng, cá trích, cá thu, cá hồi, nấm,... là thực phẩm chứa nhiều vitamin D có tác dụng kháng viêm, giảm đau cho người mắc bệnh rối loạn tiêu hóa.
• Các loại thịt trắng: Thịt vịt, thịt gà và cá giúp cung cấp đạm cho cơ thể thay thế cho các loại thịt đỏ giàu chất béo gây khó tiêu.
Rau củ và trái cây: Ổi, chuối, bưởi, khoai lang, cà rốt chứa nhiều vitamin, chất xơ và vitamin C có tác dụng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế tình trạng mệt mỏi do rối loạn tiêu hóa gây nên.
 
• Thức ăn mềm, dễ tiêu: Cháo, súp, canh,... rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh rối loạn tiêu hóa.

Thực phẩm không nên dùng khi bị rối loạn tiêu hóa