“Chợ online” cho nông sản sạch

Là đất nước nông nghiệp, các ngành hàng nông sản của Việt Nam như lúa, gạo, cà phê, thủy hải sản… đang đóng vai trò như xương sống của ngành nông nghiệp trong nước. Các nhà đầu tư về bán lẻ trực tuyến và thương mại điện tử (TMĐT) trong lĩnh vực này cũng ngày càng gia tăng.
cho online cho nong san sach
Chợ online cho nông sản sạch

Tuy đã đạt được nhiều thành tựu không nhỏ, nhưng về bản chất, các ngành hàng nông sản vẫn còn mang nhiều đặc trưng của một nền sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc. Khi bước vào nền sản xuất hàng hoá, hầu hết các ngành hàng nông sản trong nước luôn gặp rất nhiều khó khăn.

Điệp khúc “được mùa, mất giá” của nông sản Việt Nam luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận, với bài toán tìm đầu ra cho các mặt hàng nông sản, từ dưa hấu Quảng Nam, Quảng Ngãi, hành tím Sóc Trăng, thanh long Bình Thuận... Vì thế, cho đến nay, các ngành hàng nông sản vẫn chưa thực sự phát triển bền vững.

Là một công ty công nghệ đang phát triển, Công ty Cổ phần Kết nối Thanh toán toàn cầu (GPC) luôn mang ý chí và một khát vọng lớn trong xu hướng phát triển của cuộc CM 4.0. GPC là đơn vị đang thực hiện sứ mệnh triển khai hệ sinh thái của dự án quốc tế “Nông nghiệp sạch toàn cầu – GCA” tại Việt Nam. Thông qua việc trở thành cổ đông chiến lược với Công ty GATDI (HongKong), công ty này đang từng bước hoàn thiện việc ứng dụng Blockchain để cho phép truy xuất nguồn gốc nông sản, kết hợp với hợp đồng thông minh và khả năng thanh toán bảo mật kết nối qua sàn thương mại điện tử gcaeco.vn.

Sàn thương mại điện tử www.gcaeco.vn hay còn gọi dân dã theo với cái tên “Chợ online” nông sản, thực phẩm sạch, đây là một phần trong hệ sinh thái quốc tế của dự án Nông nghiệp sạch toàn cầu (GCA).

Sàn thương mại điện tử GCAECO được phát triển cả phiên bản trên PC và phiên bản App trên IOS và Android với đầy đủ các tính năng tích hợp như tìm kiếm, đặt hàng, vận chuyển, thanh toán… cho phép người mua người bán kết nối, giao dịch trực tiếp với nhau dễ dàng và an toàn, gắn bó người tiêu dùng với thương hiệu sản phẩm và sàn thông qua chương trình ưu đãi thành viên.

Lấy trọng tâm đưa các công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ứng dụng qua sàn thương mại điện tử, hiện nay, www.gcaeco.vn đã phát triển và hoàn toàn làm chủ công nghệ Blockchain truy xuất hành trình sản phẩm kết hợp với thanh toán nhanh bảo mật (Fast payment security) đi kèm với hợp đồng thông minh (Smart contract), tích hợp công nghệ IoT qua cổng kết nối API giúp các bên tham gia đều cùng theo dõi, giám sát chuỗi theo cách minh bạch nhất.

Công nghệ Blockchain với các tính năng ưu việt của mình như minh bạch, an toàn, bảo mật, bất biến, không thể làm giả đã được GCAECO tích hợp để phát triển ứng dụng cho phép người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc, hành trình nông sản, thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn.

Sàn thương mại điện tử gcaeco.vn đã và đang trở thành kênh bán hàng miễn phí cho hàng chục triệu người nông dân, hàng ngàn hợp tác xã, nhà buôn, chủ cửa hàng trên cả nước… Chỉ cần tải APP ứng dụng đã được phát triển trên hai hệ điều hành Android hoặc IOS, “chợ online” này sẽ giúp người bán dễ dàng tìm kiếm và kết nối người mua hay khách hàng có nhu cầu không chỉ tại Việt Nam mà cả quốc tế tại gcaeco.vn.

Với người mua hàng, chỉ cần truy cập website www.gcaeco.vn hoặc tải ứng dụng GCAECO về smartphone của mình, đăng ký tài khoản miễn phí rồi nhập tên sản phẩm cần mua, các tính năng của sàn TMĐT www.gcaeco.vn sẽ giúp khách hàng chọn lựa các loại sản phẩm theo tiêu chí mong muốn, từ đó người mua sẽ lựa chọn được các hàng hóa, sản phẩm theo cách tối ưu và có hiệu quả nhất.

Thực tế cho thấy, tại Việt Nam việc áp dụng công nghệ sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản mặc dù có được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra. Sự liên kết giữa "4 nhà" còn nhiều bất cập và hạn chế; trong đó, vai trò nhạc trưởng là Nhà nước vẫn chưa thể hiện mạnh mẽ, chưa phân rõ trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của địa phương trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch sản xuất trên thực tế.

Tại dự án “Nông nghiệp sạch toàn cầu – Global Clean Agriculture (GCA)”, với nền tảng thương mại điện tử tích hợp công nghệ Blockchain, ứng dụng và sàn thương mại điện tử gcaeco sẽ là cầu nối để giúp cho người mua và người sản xuất nông sản có thể dễ dàng tiếp cận với nhau mà không cần qua các khâu trung gian như trước, tiết kiệm tối đa chi phí mua bán.

Sử dụng hợp đồng thông minh (Smart contract) trong giao dịch thương mại và thanh toán bảo mật kết nối qua sàn thương mại điện tử gcaeco có thể thúc đẩy việc giao thương, buôn bán xuyên biên giới trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết bởi không cần thông qua bên thứ 3, các điều khoản hợp đồng sẽ được thực thi một cách tự động và tất nhiên là không thể can thiệp hay thay đổi khi hai bên đã đồng ý ký kết. Điều này kết hợp cùng công nghệ truy xuất nguồn gốc nông sản trên nền tảng công nghệ Blockchain sẽ giải quyết được bài toán nâng tầm giá trị và xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Với nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại điện tử, các chuyên gia đều tin rằng thị trường TMĐT ở Việt Nam sẽ bứt phá vô cùng mạnh mẽ trong tương lai.

Chính vì vậy, sàn TMĐT nông nghiệp, thực phẩm sạch gcaeco định hình sẽ là trang TMĐT chuyên biệt cho chuỗi cung ứng nông nghiệp sạch có số lượng người tham gia đăng bán và số thành viên thân thiết hàng đầu Việt Nam trong kế hoạch tổng thể, sớm trở thành một sở giao dịch, là trung tâm kết nối giao thương và xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy hải sản cũng như thực phẩm của Việt Nam vươn ra toàn thế giới. Điều đặc biệt hơn cả mà GCAECO hướng tới đó trở thành một hệ sinh thái thực sự có giá trị, hòa nhập với các sàn TMĐT khác trên toàn cầu nằm trong hệ sinh thái quốc tế “Nông nghiệp sạch toàn cầu - GCA”.

Buổi lễ ra mắt sàn thương mại điện tử www.gcaeco.vn (thuộc dự án quốc tế: “Nông nghiệp sạch toàn cầu – GCA”) sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 7/11/2018. Cùng với buổi lễ ra mắt sẽ diễn ra hội thảo & kết nối kinh doanh với hai chủ đề: “Thương mại điện tử, lời giải xuất khẩu và giúp tăng giá trị nông sản Việt” và “Khởi nghiệp cho thanh niên nông thôn trong xu thế của cuộc CM 4.0”.

Nguyễn Hường