03-11-2018
Là đất nước nông nghiệp, các ngành hàng nông sản của Việt Nam như lúa, gạo, cà phê, thủy hải sản… đang đóng vai trò như xương sống của ngành nông nghiệp trong nước. Các nhà đầu tư về bán lẻ trực tuyến và thương mại điện tử (TMĐT) trong lĩnh vực này cũng ngày càng gia tăng.
30-05-2018
Hiện nay, đời sống ngày càng phát triển, tiếp cận nhiều với khoa học hiện đại, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến sức khỏe của mình, họ hướng đến những dòng sản phẩm tự nhiên, “sạch” được trồng theo mô hình sử dụng các sản phẩm hữu cơ không sử dụng thuốc trừ sâu độc hại, các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn không sử dụng các phụ gia độc hại cho sức khỏe… Với đam mê phát triển các sản phẩm thật sự lợi ích, Công ty cổ phần Nonglamfood - thương hiệu được phát triển bởi FTIE (Food Technology & Innovation Experts), khoa công nghệ thực phẩm, Trường đại học Nông Lâm TP.HCM đã nghiên cứu và chế biến thành công các dòng sản phẩm từ thiên nhiên như: vỏ bưởi sấy dẻo, vỏ bưởi sấy giòn, chanh dây sấy dẻo...
29-05-2018
Từ những phụ phẩm nông nghiệp bị bỏ đi như vỏ bưởi, vỏ chanh dây…, thầy và trò Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã chế tạo thành món bánh snack thú vị và bổ dưỡng cho người dùng.
29-05-2018
Từ trước tới nay, người Việt thường có thói quen ăn múi bưởi và bỏ vỏ đi. Chanh dây cũng tương tự, người ta chỉ lấy nước và bỏ phần vỏ. Xuất phát từ một dự án của giáo sư Mỹ về phụ phẩm trái cây Việt Nam, Tiến sĩ Lê Trung Thiên, hiện đang là giảng viên Đại học Nông Lâm, thấy được rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. “Vỏ bưởi, vỏ chanh dây rất tốt cho sức khỏe. Nhưng vỏ lại rất khó ăn. Chúng tôi lựa chọn những loại vỏ có thành phần tốt cho sức khỏe và biến chúng thành thực phẩm dễ ăn cho con người”, anh Thiên chia sẻ với chúng tôi tại sự kiện. Giá trị của vỏ bưởi tăng lên cả ngàn lần Xuất phát điểm là sinh viên Đại học Bách Khoa TP HCM, anh Thiên tốt nghiệp và về công tác tại Đại học Nông Lâm. 2 năm sau đó, anh xin được học bổng tại Bỉ. 7 năm học tập tại Mỹ, anh trở về Việt Nam và tiếp tục giảng dạy tại Đại học Nông Lâm. Vốn học ngành chế biến thực phẩm, anh Thiên nhận thấy việc bỏ đi những thứ quý giá với sức khỏe con người như vỏ bưởi, vỏ chanh dây quá phí phạm. 2 năm trước, với nguồn vốn ban đầu khoảng 100 triệu đồng, anh cùng cộng sự là một sinh viên của trường đã nghiên cứu và đưa ra thị trường sản phẩm vỏ bưởi và chanh dây sấy. Hiện Nông Lâm Food đã có hơn 20 nhân viên và thuê được một nhà máy sản xuất được khoảng 200 kg/ngày. Nhân viên của công ty chính là các thầy cô và sinh viên của trường. Sản phẩm của thầy trò trường Nông Lâm mới chỉ được bán qua kênh online và một số cửa hàng. Mỗi gói vỏ bưởi sấy 200 gram có giá 55.000 đồng. Vỏ chanh dây sấy 145 gram có giá 50.000 đồng. Tính ra, sau khi qua chế biến, giá trị của vỏ bưởi, vỏ chanh dây đã tăng lên gấp nhiều lần.
29-05-2018
Ấp ủ của thầy trò về một công ty với những sản phẩm chế biến từ nông sản Việt Nam chất lượng cao, cạnh tranh với các nước trong khu vực, khép kín từ khâu sáng chế công thức, mẫu mã đến sản xuất, phân phối vẫn đang được nuôi lớn từ phòng thí nghiệm nhỏ này. TS Thiên cho biết sinh viên trường được đào tạo về thực phẩm, khi phát triển một sản phẩm nào đó sẽ am hiểu tường tận về nguyên liệu, hiểu được thực phẩm sẽ biến đổi, chuyển hóa như thế nào qua các bước chế biến. “Từ trước đến nay, thực phẩm chế biến của chúng ta không đầu tư đúng mức cho phần bao bì. Cái đầu tiên thu hút chính là bao bì nên những sản phẩm từ xưởng Nông Lâm food phải có bao bì đẹp” - TS Thiên cho biết.